Công nghệ khoan ngang qua đường định hướng cho phép đặt đường cáp điện, cáp thông tin và ống dẫn nước ở chiều sâu lớn dưới các chướng ngại như , mương, đường sá, trong các điều kiện dân cư đông đúc.
Ưu điểm của công nghệ khoan ngầm qua đường định hướng:
So với các phương pháp đặt mạng công trinh theo phương pháp truyền thống, phương pháp khoan ngang định hướng có nhiều ưu điểm.
+ Hoàn toàn không cần đến kỹ thuật cắt, xẻ và đào đường
+ Giảm thiểu sự hư hỏng các công trình kỹ thuật hiện có.
+ Không cần phải đào bới đất gây khó chịu cho người đi bộ và xe cộ, đặc biệt trong các điều kiện dân cư đông đúc.
+ An toàn trong thi công.
+ Thời gian cho công tác chuẩn bị được giảm nhiều.
+ Không phải chi phí cho công việc phục hồi, tái lập hiện trạng các công trình bị hư hỏng;
+ Có thể tiến hành các công việc mà nếu tiến hành công việc bằng cách đào hào rất vất vả hoặc không thực hiện được.
+ Tốc độ thi công đặt mạng lưới bằng phương pháp không đào rất cao (có thể đến 100 m trong một ca).
+ Có thể đặt các thiết bị không phải chặt đốn cây cối.
+ Có thể đặt dưới các khu nhà và công trình.
+ Giảm tihểu số lượng lao động nặng nhọc và nhân lực.
+ Rút ngắn thời gian thi công.
Quá trình thi công khoan ngầm qua đường định hướng:
Giai đoạn 1: Khoan lỗ khoan dẫn hướng
Khoan lỗ khoan dẫn hướng là giai đoạn quyết định chính trong việc khoan ngang định hướng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng. Mũi khoan nối trực tiếp thân nối với cần khoan , cho phép điều khiển quá trình thi công lỗ khoan dẫn hướng và tránh các chướng ngại. Dung dịch khoan đặc biệt được bơm vào qua cần khoan đến mũi khoan.
Dung dịch khoan có nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng mang đất đá đã bị phá hủy ra ngoài lỗ khoan. Kiểm soát vị trí của mũi khoan nhờ có một bộ phận thu của máy định vị, nó thu nhận và xử lý tín hiệu của bộ phận cảm biến đặt trong mũi khoan.
Thông tin này giúp thợ khoan có thể điều khiển thiết bị khoan đi theo quỹ đạo khoan thiết kế. Thi công lỗ khoan dẫn hướng hoàn thành khi đầu mũi khoan nhô ra tại điểm thiết kế định trước.
Giai đoạn 2: Doa rộng lỗ khoan.
Doa rộng lỗ khoan thực hiện sau khi hoàn thành việc khoan dẫn hướng. Khi đó mũi khoan được tháo ra khỏi cột cần khoan và thay vào đó là đầu doa - bộ mở rộng tác dụng ngược. Nhờ tác dụng kéo với đồng thời chuyển động xoay doa mở rộng lỗ khoan về hướng thiết bị khoan theo quỹ đạo của lỗ khoan dẫn hướng. Quá trình doa rộng lỗ khoan tiếp tục đến đạt đường kính cần thiết để luồn ống dẫn.
Để bảo đảm kéo đường ống trôi chảy qua lỗ khoan đã doa rộng thì đường kính của lỗ khoan cần lớn hơn 25-30% đường kính ống cần kéo qua.
Giai đoạn 3: Kéo đường ống ngầm.
Phía lỗ khoan đối diện với thiết bị khoan bố trí sẵn đường ống dẫn. Đường ống dẫn được nối phía sau của đầu doa. Mũi doa sẽ đi trước mở rộng lỗ khoan và kéo theo sau là đường ống dẫn. Quá trình kéo hoàn thành khi đường ống dẫn đã được kéo về đến thiết bị khoan.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét